Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí, đơn vị hành chính, dân số
Tân Trạch là xã thuộc vùng thượng của huyện Cần Đước có diện tích tự nhiên là 1.394,35 ha có 2923 hộ có 8 ấp với 11233 nhân khẩu, có 210 hộ gia đình chính sách, 19 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo trong đó đối tượng bảo trợ 568 người
Xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An cách thị trấn Cần Đước 10 km về phía Nam của huyện, phía Bắc giáp xã Long Hòa huyện cần đước, phía Nam giáp sông vàm cỏ huyện Cần Đước, phía Đông giáp xã Mỹ lệ huyện Cần Đước, phía Tây giáp xã Long Sơn huyện Cần Đước gồm các tuyến đường huyết mạch chạy qua như đường tỉnh 826, đường tỉnh 830B, hương lộ 19, bến phà bến bạ rất thuận lợi cho việc thong thương hang hóa đi lại của nhân dân từ địa phương đi long an, từ địa phương đi thành phố Hồ Chí Minh và các xã lân cận từ đó nên kinh tế phát triển một cách đa dạng như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ các loại.
2.Điều kiện khí hậu thời tiết
- Khí hậu: Cần Đước mang sắc thái chung của khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển:
+ Nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27 độ C; ẩm độ bình quân 79 % và chênh lệch cao giữa mùa khô và mùa mưa (20 % - 90 % ). Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ / năm.
+ Chế độ mưa: mùa mưa thường từ tháng 4 AL đến tháng 11 AL, lượng mưa bình quân khoảng1600 mm/năm, trong tháng 9-10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 hoặc tháng 8 ( gọi là hạn Bà Chằng ).
+ Chế độ gió: Tân Trạch chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, với tốc độ trung bình 5 – 7m/giây. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2m/giây. Cần Đước ít có bão, đôi khi do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt: được hình thành từ hệ thống sông Vàm Cỏ và hệ hống kênh rạch chằng chịt trên địabàn, thường bị mặn vào mùa khô.
+ Nguồn nước mưa: mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 11, là nguồn nước ngọt chủ yếu để sản xuấtnông nghiệp và dùng cho sinh hoạt.
- Đất đai:
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng và là vùng thấp so với các xã lân cận nên thường xảy ra ngập úng khi có mưa lớn và kéo dài, chất lượng đất tương đối tốt, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như trồng lúa và rau màu.
Địa hình của xã có hệ thống sông ngòi như sông vàm cỏ, ràm bà xiểng, và kinh xóm bồ và hệ thống kinh nội đồng như N41 gồm có các cống để lấy các nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất trên địa bàn xã hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nhất là vụ Hè Thu, vì hệ thống thủy lợi của xã được bắt nguồn từ cống Xóm Bồ của xã do đó tùy thuộc vào sự đóng mở của các cống đập này từ đó năng suất sản xuất lúa ngày càng nâng lên rỏ rệt từ một vụ lúa nay nhân dân đã làm hai vụ, ba vụ trong năm.
1 | Đất Nông Nghiệp | 963.62 ha |
2 | Đất phi nông nghiệp | 430.73 ha |